Tiến độ mở rộng đường Minh Khai – Đường vành đai 2
Đường Minh Khai nhìn từ trên cao
Đường vành đai II đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Vọng được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2012, chủ yếu đi qua quận Hai Bà Trưng với chiều dài gần 3 km.
Tuyến đường có chiều rộng từ 53,5 – 63,5 m và một đường trên cao nối từ Ngã Tư Vọng đến cầu Vĩnh Tuy với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Để xây dựng dự án này, quận Hai Bà Trưng phải giải phóng khoảng 2.357 hộ gia đình với hàng chục nghìn nhân khẩu.
Khoảng vài chục hộ dân ở mặt đường Minh Khai, đoạn cạnh khu đô thị Time city đã được giải toả.
Quy hoạch đường vành đai 2 Hà Nội
Từ tháng 8/2015, chủ đầu tư đã ứng trước 1.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, tuy nhiên do vướng mắc về giá đền bù với các hộ dân nên gần đây việc giải toả mới được bắt đầu.
Nhiều hộ dân buôn bán, kinh doanh lâu năm ở phố Minh Khai nên khi giải toả, chuyển đi phải gắn biển báo trước cửa. Phần lớn các hộ dân đều được bố trí mua nhà tái định cư.
Theo quy định của UBND TP Hà Nội, giá đền bù giải phóng mặt bằng cao nhất là 83 triệu đồng/m2, thấp nhất khoảng 36 triệu đồng/m2.
Do chưa được giải phóng mặt bằng, đoạn đường Minh Khai nối cầu Vĩnh Tuy giống như nút cổ chai; khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Hà Nội: Giải tỏa hơn 2000 ngôi nhà để mở rộng đường minh khai
Lý giải vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đại diện quận Hai Bà Trưng cho hay, quận đã nhiều lần gặp gỡ, đối thoại, giải thích với người dân. Tuy nhiên, nhiều hộ không chấp hành bốc thăm căn hộ tái định cư hoặc không nhận tiền hỗ trợ. Quận sẽ tiếp tục vận động người dân nhận tiền đền bù và thống nhất với các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện quy định về nhận, bàn giao nhà tái định cư.
Đoạn đường Minh Khai dự kiến làm cầu cạn qua cầu Mai Động cũng chưa được giải phóng mặt bằng.
Theo dự kiến, nếu đơn vị thi công được bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch trong năm nay, đến khoảng 2021, tuyến đường trên cao chạy qua Minh Khai nối với cầu Vĩnh Tuy sẽ hoàn thiện, tạo thành hệ thống đường Vành đai 2 khép kín trong nội đô.
Đường vành đai 2 Hà Nội
Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km. Tuyến đường chạy qua các điểm khống chế như Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La – Ngã Tư Vọng – đường Trường Chinh – Ngã Tư Sở – đường Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Nhật Tân – Vĩnh Ngọc – Đông Hội – cầu chui Gia Lâm – khu công nghiệp Hanel – Vĩnh Tuy, tạo thành một vòng tròn vành đai khép kín.
Bản đồ vị trí đường trên cao 5.000 tỷ đồng.