Gia đình em bị gạt khi kí giấy uỷ quyền

Câu hỏi từ bạn Lê Thanh Cần:

Chào anh!

Em tên Lê Thanh Cần.

Gia đình em có gặp  vấn đề về việc uỷ quyền đất đai! Gia đình em kí hợp  đồng với người được uỷ quyền  và vay của người được uỷ quyền với số tiền là 200 triệu đồng,  gia đình em ko biết là người được uỷ quyền sẽ lấy bằng khoán đi vay ở cty thực phẩm với số tiền gấp 3 lần số tiền gia đình em đã nhận là 600 triệu đồng. Tới giờ đã hết hạn hợp đồng nhưng người uỷ quyền không gửi lại bằng khoán và cũng không trả nợ cho cty thực phẩm, cty này muốn tịch thu thửa đất của gia đình em và bán đấu giá để thu lại phần tiền mà người được uỷ quyền đã vay.

Em không biết làm thế nào?  Em có thể kiện người uỷ quyền và lấy lại bằng khoán không anh?  Hay có  cách nào anh hãy giúp em!

Em mong nhận được sự giúp đỡ từ anh,  vì em thật sự dốt trong việc đọc luật và hiểu biết luật!

Em cảm ơn anh rất nhiều!

Gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo hòm thư: thanhtrungnguyen267@gmail.com

Bị lừa khi ký giấy tờ ủy quyền quyền sử dụng đất
Bị lừa khi ký giấy tờ ủy quyền quyền sử dụng đất

Tiendochungcu.com xin phép được trả lời câu hỏi của bạn như sau (*) :

Chào bạn Cần, 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho dothinhadep.com, Chúng tôi xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Công ty thực phẩm không thể lấy đất của gia đình bạn được, bởi:

Điều 715 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

“Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp”.

Như vậy, người có quyền thế chấp tài sản là người sử dụng đất, tức là gia đình bạn. 

Ngoài ra, khi thế chấp quyền sử dụng đất thì cần phải tuân thủ các quy định pháp luật về hình thức. Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Theo quy định Bộ luật dân sự 2005 thì hình thức của hợp đồng thế chấp phải lập bằng văn bản và hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là loại hợp đồng bắt buộc phải đăng kí giao dịch bảo đảm (Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng NĐ 11/2012/NĐ-CP). Do đó, nếu khi xác lập hợp đồng thế chấp này mà không tiến hành các thủ tục nói trên thì hợp đồng này không có giá trị pháp lý, giao dịch vô hiệu.

Vì giao dịch giữa người được ủy quyền và Công ty thực phẩm liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất là vô hiệu nên việc bên kia giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái pháp luật. Bạn có thể làm đơn tố giác đến cơ quan công an về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại điều 141 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.

“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”….

(*) Bạn và gia đình nên đến các văn phòng tư vấn luật để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể, chúng tôi chỉ giải đáp 1 cách khách quan dựa trên những thông tin sơ bộ do bạn cung cấp !

Hotline tư vấn qua điện thoại: 01685851867 (Mr Vinh)