Bất động sản Việt Nam chuẩn bị đón sóng lớn từ Nhật Bản

 Tiendochungcu  – Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư bất động sản tại Việt Nam là ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản trong buổi tọa đàm về đầu tư bất động sản, hạ tầng tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Hạ tầng và bất động sản Nhật Bản, Thời báo kinh tế Nikkei tổ chức mới đây.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong các hoạt động bên lề Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Mekong-Nhật Bản tại Tokyo.

Tại buổi tọa đàm, Thủ tướng đánh giá cao trình độ quy hoạch, xây dựng đô thị của Nhật Bản. Và hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư phát triển bất động sản, hạ tầng ở Việt Nam.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo các điều kiện tốt nhất về chính sách. Trong đó sẽ ban hành luật đầu tư theo hình thức công – tư. Tạo điều kiện về tín dụng tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản

  • Ưu tiên đầu tư bất động. Đi đôi với phát triển hạ tầng.
  • Chú trọng đầu tư phát triển Nhà ở xã hội cho công nhân và người nghèo.
  • Phát triển các khu đô thị hiện đại, thông minh, có quy mô lớn.
  • Thực hiện tốt từ khâu quy hoạch để sử dụng quỹ đất một cách tối ưu
  • Sử dụng công nghệ và các vật liệu tiên tiến để xây dựng các công trình chất lượng cao.

Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc.

  • Bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này.
  • Cam kết phát triển các dự án đi đôi với phát triển hạ tầng
  • Áp dụng công nghệ cao
  • Quan tâm đến những dự án sử dụng kiến thức mới nhất

Từ đó hỗ trợ Việt Nam quy hoạch đô thị tổng thể. Cùng với đó là

  • Mở rộng các khu đô thị, các siêu thị quy mô lớn ra các địa phương
  • Kết nối hệ thống đường sắt với xe buýt cho các đô thị
  • Xây dựng Nhà ở xã hội an toàn cho người thu nhập thấp…

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung 9 tháng năm 2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 5,8 tỉ USD. Chiếm 23% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Nhật Bản đứng vị trí dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư là 7,09 tỉ USD. Trong đó bất động sản Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản yêu thích.

du-an-khu-do-thi-thong-minh-tai-bac-ha-noi
Dự án đô thị thông minh tại Bắc Hà Nội

Vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản chứng kiến nguồn vốn từ Nhật Bản rót mạnh vào nhiều dự án lớn.

Điển hình như dự án đô thị thông minh Bắc Hà Nội có quy mô khoảng 271ha. Nằm trên địa bàn xã Hải Bối huyện Đông Anh, Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư 4,138 tỉ USD (khoảng 94.300 tỉ đồng). Được phát triển trong 5 giai đoạn với 5 mô hình liên doanh phát triển cho các giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có diện tích hơn 73ha. Tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD (khoảng 23.000 tỉ đồng) do liên doanh BRG – Sumitomo phát triển.

Ở khu vực phía Nam, các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như Mitsubishi, Maeda, Kajima, Sumitomo, Sanyo, Creed Group… Các tập đoàn này đã tăng mạnh dòng vốn đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM. Tập đoàn Nam Long công bố hợp tác với hai nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Hanshin Properties Corp và Nishi Nippon Railroad để phát triển dự án Akari City có diện tích 8,5ha tại quận Bình Tân.

Trước đó, Nam Long đã bắt tay hợp tác với nhà đầu tư Nhật Bản để thực hiện các dự án Mizuki Park với quy mô lên đến 26 ha, Kikyo Residence, Flora Sakura hay Fuji Residence.

Không chỉ ở phân khúc nhà ở, các dự án văn phòng cũng được sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Điển hình như Tập đoàn Nomura Real Estate Asia đã mua lại 24% vốn trong tòa nhà văn phòng hạng A Sunwah Tower. Tòa nhà tọa lạc ngay trung tâm quận 1. Đây là cao ốc văn phòng hạng A đầu tiên Nomura rót vốn đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Trước đó, Tập đoàn Mitsubishi cũng đã mua lại 11.000 m2 văn phòng trong khu phức hợp Le Meridien từ Công ty cổ phần bất động sản Tiến Phước. Hay tòa văn phòng hạng A nổi tiếng A&B Tower cũng lọt vào tay của một nhà đầu tư Nhật Bản.

Lý giải cho sự gia tăng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng thị trường Việt Nam được chú ý bởi

  • Sức hấp dẫn từ dân số trẻ
  • Tốc độ đô thị hóa nhanh
  • Sự tăng trưởng kinh tế ổn định
  • Nhu cầu phát triển hạ tầng
  • Đẩy mạnh xu hướng đầu tư văn phòng và lĩnh vực bất động sản nhà ở.